Dịch vụ xây dựng nhà trọn gói 0911.18.16.18

Phương pháp thi công sàn bê tông chuẩn 2022

Đánh giá bài viết

Sàn bê tông là mặt phẳng được làm từ hỗn hợp xi măng, nước, trộn với các loại sỏi đá hoặc cát. Phương pháp thi công sàn bê tông được ứng dụng nhiều trong xây dựng từ rất lâu trước đây. Theo sự phát triển của thời đại, sàn bê tông cũng ngày càng được cải tiến không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn về mặt thẩm mỹ công trình.

Phương pháp thi công sàn bê tông là gì?

Thi công sàn bê tông là kỹ thuật thi công từ phần trộn nguyên vật liệu, tạo hình và hoàn thiện một công trình bê tông chuẩn. Một sàn bê tông chuẩn cần thỏa mãn các yếu tố cơ bản:

  • Mặt sàn phẳng: mặt sàn bê tông ngày nay thường được hoàn thiện bằng các máy xoa công nghiệp, hỗ trợ đảm bảo độ phẳng cho công trình và tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí.
  • Hỗn hợp bê tông được rải đều, đảm bảo được độ bền chặt sau khi khô của sàn bê tông.
  • Có chức năng chống thấm sau khi thi công. Là một yêu cầu vô cùng quan trọng, nhằm giúp sàn bê tông có thể chống chịu được các tác động từ môi trường sau một thời gian sử dụng.
Quy trình xây dựng công trình bê tông chuẩn

Quy trình xây dựng công trình bê tông chuẩn

Một số loại sàn bê tông phổ biến

Nền bê tông vô cùng đa dạng. Tùy theo mục đích sử dụng, chất liệu và kết cấu khi thi công sàn bê tông, mà được phân thành một số loại sau:

Sàn bê tông cốt thép

Là một cấu trúc bê tông được kết cấu từ các loại bê tông tươi. bê tông thương phẩm kết hợp với cốt thép để tạo ra một vật liệu xây dựng có khả năng chịu lực lớn. Hầu hết tại các công trình ngày nay, bê tông cốt thép thường đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình.

Nền bê tông cốt thép là loại bê tông được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng với nhiều ứng dụng như sàn nhà dân dụng, công nghiệp, mái nhà, cầu thang, móng công trình, tường chắn,…. Với lợi ích đa dạng đó, có thể thấy bê tông cốt thép thường có khả năng chịu lực lớn, đa năng và ứng dụng được nhiều loại thiết kế trong xây dựng.

Sàn bê tông cốt thép trong quá trình xây dựng 

Sàn bê tông cốt thép trong quá trình xây dựng

Sàn bê tông nhẹ

Sàn bê tông nhẹ là một cấu trúc đồng nhất được tạo nên từ vô số những lỗ nhỏ nhỏ li ti và được kết dính với nhau bằng xi măng. Vì kết cấu của cấu trúc bê tông này có nhiều lỗ rỗng nên chúng có thể nổi trên mặt nước. Do đó còn được gọi là bê tông siêu nhẹ.

Sàn bê tông nhẹ thường được sử dụng nhiều để làm trần nội, các loại ngoại thất trong xây dựng. Ngoài ra, với tính chất siêu nhẹ của mình, thi công sàn bê tông nhẹ còn được ứng dụng trong xây dựng cầu đường như bản mặt cầu, dầm cầu hiệu quả. Hỗ trợ làm giảm tải được tỷ trọng của công trình.

Sàn bê tông tươi

Bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm, là một loại bê tông được trộn sẵn với nguyên liệu là cát, đá, xi măng và nước, có thêm một số chất phụ gia để tạo ra từng loại bê tông có cường độ khác nhau.

Bê tông tươi thường sẽ được trộn bằng máy sẵn, sau đó sẽ được vận chuyển đến công trình. Chính vì vậy nên bê tông tươi thường được kiểm chứng chất lượng rất tốt, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công và ứng dụng được trong nhiều công đoạn trong suốt quá trình xây dựng.

Quy trình tiêu chuẩn khi thi công sàn bê tông

Bước 1: Lấy cốt sàn, kiểm tra chất lượng cốt pha

Cốt pha là một loại khuôn đúc bê tông, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng nhằm mục đích chế tạo kết cấu bê tông. Cốt pha chất lượng phải đảm bảo được độ chắc chắn, kín để chống mất nước khi đổ đầm bê tông.

Việc lấy cốt sàn được thực hiện theo phương pháp đo theo mực nước chuẩn hiện hành. Sàn cần có cốt thấp nhất là bằng 0, trong đó các đo độ phẳng và độ cân bằng của sàn sẽ tùy theo chuẩn của từng địa phương.

Quy trình lấy và kiểm tra cốt pha 

Quy trình lấy và kiểm tra cốt pha

Bước 2: Chống thấm cho nền sàn

Chống thấm là công đoạn được thực hiện trong quá trình thi công sàn bê tông nhằm mục đích bảo vệ sàn và ngăn không cho các dung dịch không có lợi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bê tông. Bên cạnh đó, việc chống thấm cho nền sàn còn có tác dụng giúp sàn bê tông không mất nước trong quá trình thủy hóa.

Bước 3: Tiến hành đổ bê tông lên sàn

Dựa vào các bản vẽ kỹ thuật, các thợ thi công sẽ tiến hành đổ bê tông theo độ dày trên thiết kế. Tùy theo dạng bê tông mà ta sẽ có thể thu về các sàn có độ ổn định khác nhau.

Sau khi đổ bê tông, sẽ tiến hành gạt lấy phẳng, sau đó chờ đến khi bề mặt có thể đi lại được sẽ tiến hành tạo phẳng bằng máy mài. Trong quá trình xoa lấy phẳng và đánh bóng, cần giữ bề mặt bê tông không tiếp xúc với các hỗn hợp cát, xi măng mác cao do có thể làm mất độ thẩm mỹ của sàn và dễ gây cháy nổ.

Bước 4: Gạt vữa mặt và tạo phẳng cho sàn

Là quá trình xoa phẳng sàn bê tông bằng bàn xoa thủ công hoặc máy xoa sau khi khối bê tông tăng cứng một phần. Trong trường hợp đổ thủ công, vì kết quả thường không đều do tỷ lượng các hợp phần bê tông khác nhau nên bước này là vô cùng quan trọng để tạo nên một bề mặt bê tông phẳng, đều và đẹp mắt.

Tuy nhiên, cần phải kiểm tra chính xác độ cứng của vữa gạt mặt trước khi tiến hàng xoa phẳng. Cần phải tiến hành trong tình trạng cứng vừa đủ, không quá ướt hoặc nhiều nước, có thể gây ra cháy xi măng.

Bước 5: Bảo dưỡng sàn trong 28 ngày

Đối với sàn mới thi công cần phải bảo dưỡng tối thiểu 28 ngày nếu vật liệu không có phụ gia, trong trường hợp sử dụng phụ gia thủy hóa nhanh có thể rút ngắn thời gian lại. Đối với sàn cũ chỉ đổ thêm một lớp vữa mặt thì thời gian bảo dưỡng sẽ nằm trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Trong thời gian bảo dưỡng, có thể sử dụng đá mài hoặc giấy nhám để tiến hành tạo phẳng. Nên tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn vì dễ gây tổn thương đến bề mặt sàn.

Một số lưu ý khi thi công sàn bê tông

Để thi công sàn bê tông chất lượng và hiệu quả, các đơn vị thi công cần phải lưu ý một số điểm sau:

Các đơn vị thi công cần phải chú ý an toàn trong quá trình xây dựng 

Các đơn vị thi công cần phải chú ý an toàn trong quá trình xây dựng

Các vấn đề an toàn khi thi công

An toàn là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu tại các công trình xây dựng. Khi thi công sàn bê tông, vì các vật liệu thi công đều là các vật liệu nặng và có độ nguy hiểm cao, nên các thợ thi công cần phải luôn tuân thủ các quy định an toàn trong quá trình thực hiện. Một số máy trộn bê tông khối lượng lớn cũng nên được đặc biệt chú ý an toàn.

Vì thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu xi măng, nên sử dụng găng tay hoặc các dung dịch rửa chuyên dụng để tẩy bỏ các vết bẩn hoàn toàn.

Thường xuyên chú ý chất lượng bê tông

Chất lượng cốt pha hay chất lượng bê tông cần phải đảm bảo đúng theo các yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó, để chất lượng bê tông được đảm bảo cần phải tránh đổ bê trong trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Trong suốt quá trình đổ, để đảm bảo chất lượng bê tông, thợ thi công nên thực hiện xuyên suốt và liên tục cho đến hết khối lượng bê tông đã pha.

Cẩn thận với thời gian dỡ cốp

Thời gian dỡ cốp pha là một yếu tố quan trọng quyết định độ thành – bại của một sàn bê tông. Để có một sàn bê tông chất lượng, cần phải chú ý một số điều sau:

  • Chỉ tháo dỡ cốp pha khi bê tông khô và đã có kết cấu ổn định.
  • Việc tháo dỡ cốp trước thời hạn có thể làm bê tông không đạt được theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Độ bền của bê tông là vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công trình và tính mạng con người.

Bên trên chính là một số điều cần lưu ý và các kiến thứ cơ bản của một quy trình thi công sàn bê tông. Trước khi thi công bất kỳ công trình xây dựng nào, cũng nên có sự tìm hiểu trước để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

logoSaleNoti

ETA VIET NAM TRADE SERVICES CO.,LTD

VP Hà Nội: Số 37 Hưng Thịnh-Yên Sở-Hoàng Mai-Hà Nội

VP HCM: Số 36 đường 24A phường An Phú, Quận 2, TP. HCM

Xưởng sx nội thất: Hát Môn-Phúc Thọ-Hà Nội

Hotline: 0911.18.16.18

Email: quanly586@gmail.com

MST: 0109206785 do sở KH&DT TP.Hà Nội cấp ngày 03/06/2020

【586.VN】
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart