
Trong nhiều công trình xây dựng, có rất nhiều trường hợp xảy ra vấn đề thay đổi thiết kế, công năng trong quá trình thi công hoặc sử dụng. Để có thể can thiệp vào kết cấu bên trong đòi hỏi phải tác động trực tiếp lên kết cấu thép của công trình. Thi công khoan cấy thép ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu trên trong ngành xây dựng.
Thi công khoan cấy thép là gì?
Thi công khoan cấy thép là quá trình neo thép, thêm thép vào kết cấu bê tông cốt thép đã có sẵn. Quá trình này đòi hỏi phải có sự can thiệp bởi các vật liệu và dụng cụ chuyên nghiệp. Trong quá trình thi công khoan cấy thép cần phải tạo ra những mối liên kết bền vững trong bê tông, mà không ảnh hưởng đến kết cấu hiện tại.
Trong quá quy trình khoan cấy thép, sử dụng hóa chất là phương án mang lại hiệu quả được đánh giá khá cao hiện nay. Ngoài ra, để quy trình khoan cấy ghép được hiệu quả hơn thì hãy sử dụng các loại thép tròn, trơn truyền thống. Loại thép này có tác dụng giúp tiết kiệm thời gian đan ghép trong quá trình thi công.
Thi công khoan cấy thép vừa có thể áp dụng thi công cho các công trình dân dụng, nhà cao tầng, vừa có thể thi công cho các nhà máy, công xưởng với diện tích rộng lớn. Trong một số trường hợp, thi công khoan cấy thép còn được ứng dụng tại các công trình giao thông công cộng, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thi công khoan cấy thép được áp dụng trong quá công trình dân dụng, nhà xưởng
Bài viết liên quan
- Thi công nội thất
- Dịch vụ cải tạo sửa chữa nhà
- Thi công chống thấm
- Thi công điện nước, lắp đặt và sửa chữa như thế nào mới hợp lý?
- Dịch vụ thi công biển quảng cáo đẹp, tiết kiệm tại Hà Nội
- Thi công hạ tầng là gì? Trình tự thi công hạ tầng kỹ thuật chi tiết
Các trường hợp cần phải thi công khoan cấy thép
Thi công khoan cấy thép được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là trong quá trình cải tạo và sửa chữa nhà ở nhưng vẫn muốn giữ lại kết cấu tòa nhà. Một số trường hợp sử dụng khoan cấy thép phổ biến như:
- Thi công khoan cấy thép phục vụ công tác cải tạo và sửa chữa các công trình cũ: cơi nới sàn nhà, thêm dầm cột, mở rộng cầu thang,… Trong các trường hợp trên, biện pháp thi công khoan cấy thép được sử dụng nhằm cải tạo tăng cường kết cấu công trình.
- Thi công khoan cấy thép nhằm tạo liên kết thép mới cho đài móng, dầm móng, dầm tầng hầm và sàn tầng hầm vào tường vây trong trường hợp thép chờ trước khi bị dư, thiếu hoặc thi công bị sai lệch,…
- Thi công khoan cấy thép nhằm tạo liên kết giữa cốt thép đã hoàn thiện cùng với cốt thép đã hoàn thiện khi không thể thi công toàn khối.
- Thi công khoan cấy ghép nhằm xử lý rủi ro trong quá trình thi công. Có thể kể đến như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí, những vị trí không thể đặt thép chờ trước trong quá trình thi công.
- Thi công khoan cấy ghép nhằm liên kết các kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung nhà bê tông trong quá trình hoàn hiện: thang thép, vách nhôm kính, máng nước, mái sảnh, mái đón.

Thi công khoan cấy thép cơi nới sàn nhà
Các loại hóa chất cấy thép phổ biến hiện nay
Hóa chất cấy thép là gì?
Hóa chất cấy thép hay còn gọi là keo cấy thép là một loại chất kết dính đặc biệt. Vật liệu này có thể kết dính được các loại vật liệu xây dựng như bê tông, cốt thép hay gạch đá,…. thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, hạng mục liên kết cấu trúc thép hoặc bê tông, cơi nới nhà ở.
Các loại keo cấy thép phổ biến gồm những loại nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo cấy thép như keo cấy thép nhập khẩu, keo cấy thép Việt Nam,…. Trong số đó loại keo cấy thép được ưa chuộng nhiều nhất có thể kể đến như keo cấy thép Ramset, keo cấy thép Fischer, keo cấy thép Hilti, Sika Anchorfix 2, Vinkems HB1, Sikadur 731…
Keo cấy thép Ramset
Keo cấy thép Ramset là một loại keo Epoxy chuyên dụng không mùi, màu xám, nhìn gần giống như màu bê tông. Keo Ramset được cấu tạo bao gồm 2 thành phần chính nên rất thuận lợi trong quá trình thi công. Keo Ramset thường được đóng trong các bình nhựa cứng, cần phải dùng tua vít để mở và đậy lại.

Sử dụng keo cấy thép Ramset trong các công trình xây dựng
Keo cấy thép Hilti
Keo cấy thép Hilti là một loại keo hóa chất chuyên dùng cho các mũi khoan cấy cốt thép vào bê tông. Được sử dụng nhiều trong các công trình như mở rộng mố, trụ cầu, tăng cường khả năng chịu lực của các kết cấu công trình hay tăng kích thước hình học.
Keo cấy thép Fischer
Keo cấy thép Fischer là một loại hóa chất khoan cấy thép chuyên dụng có cường độ cao. Thường sử dụng cho các việc khoan cấy thép chờ hoặc cấy bu lông trên nền bê tông.
Các loại keo cấy thép Fischer thường cấu tạo gồm 2 thành phần đóng trong tuýp nhựa đôi theo tỷ lệ 1:3, với một bên chứa nhựa Epoxy và một bên chứa chất đông cứng khi trộn cả hai thành phần này lại với nhau.
Công dụng của phương pháp khoan cấy thép bê tông
Công dụng chủ yếu của biện pháp thi công khoan cấy thép chính là nhằm để kết nối các bộ phận công trình như bê tông, tường và nền nhà, các bộ phận có tính đặc khối bên trong. Việc này nhằm phục vụ cho quá trình thi công được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Một số ưu điểm của biện pháp thi công khoan cấy ghép:
- Rút ngắn thời gian thi công một cách đáng kể, đặc biệt là đối với những công trình xây dựng phức tạp.
- Đảm bảo được độ chống chịu và an toàn nguyên vẹn cho khối bê tông.
- Giúp công tác cốp pha khi xây dựng dễ dàng và không bị lãng phí.
- Phù hợp với các biện pháp thi công hiện đại ngày nay: cốp pha bay, cốp pha trượt.

Thi công khoan cấy thép giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng
Quy trình thi công khoan cấy thép
Để thi công khoan cấy thép bê tông đúng kỹ thuật và an toàn, cần phải tuân thủ 6 bước sau:
Bước 1: Tạo lỗ khoan đúng kích thước theo thiết kế (độ sâu lỗ khoan và đường kính)
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi, mài cạnh lỗ bằng chổi sắt.
Bước 3: Đưa hóa chất cấy thép vào súng khoan, đồng thời kiểm tra chất lượng phun keo của máy phun.
Bước 4: Đưa vòi bơm đến tận đáy của lỗ khoan, bơm keo đến mức ⅔ chiều sâu của lỗ khoan thì dừng lại. Đảm bảo keo sẽ không bị tràn ra ngoài kể cả khi cấy ghép.
Bước 5: Cho thép vào trong lỗ đã khoan một cách từ từ, vừa cho vào vừa xoay tròn cho đến khi chạm đáy lỗ.
Bước 6: Chờ keo khô và kết dính hoàn toàn giữa thép và bê tông, sau đó mới được tiếp tục thi công.
Một số hạng mục thi công khoan cấy thép
Thi công khoan cấy thép sàn
Thi công khoan cấy ghép sàn là quá trình liên kết thép mới vào sàn nhà đã thi công hoàn thiện đã có cấu kiện bê tông hoàn thiện. Thi trình thi công khoan cấy ghép sàn được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Xác định vị trí cần thi công khoan cấy ghép sau đó đánh dấu lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Bước 2: Tiến hành khoan lỗ trên sàn theo đúng kích thước yêu cầu.
- Bước 3: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ lỗ khoan bằng máy thổi chuyên dụng. Sử dụng các loại chổi cước, chổi thép để làm sạch các vết bụi bẩn bên trong lỗ khoan.
- Bước 4: Bơm khoảng ⅔ keo bằng lỗ khoan, sau đó tiến hành cắm thép, nên nhớ vừa cắm vừa xoay để keo kết dính chặt chẽ hơn giữa thép và bê tông.

Thi công khoan cấy thép sàn
Thi công khoan cấy thép cột
Trong quá trình thi công, khi gia chủ muốn thay đổi kết cấu công trình và muốn gia tăng cấy thêm thép cột cho nhà ở. Quy trình thi công khoan cấy thép cột được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định và đánh dấu lại vị trí cần thi công khoan cấy thép theo bản vẽ xây dựng mới.
- Bước 2: Tiến hành khoan lỗ cột theo đúng tiêu chuẩn, sử dụng mũi khoan phù hợp để tạo các lỗ khoan đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về độ sâu và kích thước yêu cầu.
- Bước 3: Tiến hành vệ sinh lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dụng như chổi, máy hút bụi.
- Bước 4: Tiến hành bơm keo cấy thép bằng dúng vào lỗ khoan. Khi bơm keo được khoản ⅔ lỗ khoan, tiến hành cấy thép vào lỗ khoan, vừa cắm vừa xoay tròn để keo kết dính tốt nhất vào bê tông.

Khoan cấy thép cột
Thi công khoan cấy thép dầm móng
Để thi công an toàn biện pháp thi công khoan cấy thép dầm móng cho công trình, cần phải tuân thủ các bước sau:
- Bước 1: Xác định và đánh dấu vị trí cần khoan cấy thép dầm theo bản vẽ kỹ thuật.
- Bước 2: Tiến hành khoan các lỗ khoan dầm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, đường kính và độ sâu của lỗ khoan.
- Bước 3: Tiến hành vệ sinh toàn bộ lỗ khoan bằng máy thổi chuyên dụng. Sau đó sử dụng chổi chuyên dùng cho mũi khoan để làm sạch các bụi bẩn một lần nữa.
- Bước 4: Bơm đủ lượng keo bằng ⅔ lỗ khoan, cấy thép vào lỗ khoan để keo kết dính thép vào bê tông. Vừa cắm và xoay thép để tăng độ kết dính cho đến khi keo bị trào ra ngoài thì dừng lại.

Khoan cấy thép dầm móng
Tiêu chuẩn khoan cấy thép
Để công trình khoan cấy thép được đảm bảo đúng an toàn và chất lượng như kế hoạch, quá trình thi công cần phải đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn khoan cấy thép từ nhà thầu và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Một số tiêu chuẩn về khoan cấy thép đơn vị thi công cần lưu ý như:
Tiêu chuẩn về lỗ khoan để cấy thép
Mỗi lỗ khoan sẽ có một tiêu chuẩn riêng về độ rộng, chiều dài của lỗ khoan. Những người thợ thi công cần phải được đào tạo chuyên môn để có thể thực hiện theo đúng tiêu chuẩn riêng của mỗi lỗ khoan. Không những thế, mỗi vị trí và mục đích của lỗ khoan cũng sẽ có những yêu cầu về thông số kỹ thuật riêng.
Tiêu chuẩn về độ sâu của lỗ khoan
Tương tự với tiêu chuẩn về lỗ khoan, chiều sâu của lỗ khoan cũng là điều cần phải lưu ý và đáp ứng đúng yêu cầu về kỹ thuật. Mỗi lỗ khoan sẽ có một độ sâu nhất định, nếu chiều sâu của lỗ khoan không đạt chuẩn như nông quá thì không đảm bảo về chất lượng của thanh thép, sâu quá sẽ gây tốn kém keo cấy thép.
Tiêu chuẩn về lượng keo tiêu thụ cho mỗi lỗ khoan
Trong quá trình thi công cần phải lưu ý về số lượng keo, cần phải đáp ứng vừa đủ theo kế hoạch đề ra. Không chỉ đảm bảo đúng chất lượng công trình theo yêu cầu của bản vẽ và nhà sản xuất, còn giúp công trình tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh.
Tiêu chuẩn về dụng cụ thi công khoan cấy thép
Một yếu tố không thể bỏ qua nữa chính là các dụng cụ thi công. Cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về dụng cụ thi công khoan cấy thép đầy đủ, đạt chất lượng và số lượng như yêu cầu. Ví dụ như keo cấy thép chín, súng bơm keo sử dụng loại tốt, máy khoan mũi khoan đảm bảo yêu cầu.
Tiêu chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động
Trong bất kỳ hạng mục thi công nào, nguồn lao động cũng là một vấn đề quan trọng cần phải được đặt lên hàng đầu. Cần phải có đầy đủ dụng cụ cùng trang thiết bị để luôn đảm bảo an toàn cho người lao động, cũng như các công nhân khoan cấy thép. Cần phải trang bị đủ các thiết bị như giáo, dây an toàn để sử dụng cho các hoạt động thi công bên ngoài, kính bảo hộ,….
Một số lưu ý khi thi công khoan cấy thép
Dụng cụ cần thiết phải có trong quá trình thi công khoan cấy thép
Yếu tố cần có đầu tiên để tiến hành thi công khoan cấy thép chính là phải có keo cấy thép, hiện nay có khá nhiều keo cấy thép trên thị trường như Ramset G5, Hilti RE500, Fischer 390s,…
Ngoài ra, để có thể tạo được lỗ khoan theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, thiết bị cần thiết tiếp theo chính là máy khoan cấy thép chuyên dụng. Đặc biệt là khi thi công khoan cấy rút lõi cần phải sử dụng một loại máy chuyên dụng của hãng Ramset, Hilti..
Vào bước tiếp theo trong quá trình thi công chính là vệ sinh lỗ khoan, lúc này sẽ cần phải có loại chổi cọ vệ sinh chuyên dụng cho các lỗ khoan với những kích thước khác nhau. Chổi dùng cho lỗ khoan hiện cũng có rất nhiều kích thước để sử dụng cho mỗi kích thước lỗ khoan khác nhau.
Cuối cùng chính là một máy hút bụi đặc biệt, dùng để thổi bay mọi tạp chất giúp cho các liên kết cấy thép được chắc chắn hơn cho mọi vật liệu.
Những lưu ý khác trong quá trình thi công khoan cấy thép
- Cần phải sử dụng súng bơm chuyên dụng trong quá trình thi công khoan cấy thép. Đặc biệt lưu ý chính là không được trộn tay ở ngoài, vì sẽ làm keo trộn không được đều và đạt được tiêu chuẩn theo quy định.
- Nên đục nhám bề mặt trước khi tiến hành đổ bê tông khi thi công khoan cấy thép dầm, cột. Đục tỉa hở bề mặt đối với trường hợp thi công những vị trí góc cạnh, để thợ thi công dễ dàng xác định chính xác vị trí cần khoan.
- Lỗ khoan cần phải lớn hơn đường kính thép cấy vào bê tông từ 3 – 5 mm. Ví dụ như nếu thép cấy vào có đường kính là 10mm thì hãy khoan lỗ với đường kính từ 13-15mm.
- Hạn chế tác động lực vào thép đang cấy vào bê tông trong vòng 2-6 giờ sau khi cấy thép, giúp thép được ổn định và keo có thể khô hoàn thiện một cách tự nhiên.

Hạn chế tác động vào thép đang thi công cho đến khi keo khô hoàn toàn
Giá thi công khoan cấy thép
Giá của hạng mục thi công khoan cấy thép là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chiều sâu cốt thép: nếu cốt thép của bê tông có chiều sâu càng lớn thì giá thi công khoan cấy thép sẽ càng cao, ngược lại nếu độ dày của bê tông càng mỏng thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều.
Đường kính cốt thép: nếu cốt thép của bê tông có đường kính càng lớn, thì lượng keo sử dụng sẽ càng nhiều lớn, từ đó làm chi phí cho keo cũng sẽ lớn hơn. Quá trình bơm keo cũng sẽ phải lâu hơn, phức tạp và tốn thêm nhiều thời gian thi công hơn làm tổng chi phí cũng sẽ tăng lên.
Loại keo cấy thép sử dụng: như đã kể trên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo cấy thép khác nhau. Tùy từng thương hiệu, công dụng và chất lượng keo mà giá thành cũng sẽ khác nhau. Gia chủ nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các hãng keo cấy thép để có quyết định phù hợp và tiết kiệm nhất.
Đơn vị thi công khoan cấy thép: hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thi công khoan cấy thép, tùy theo chất lượng và tay nghề của thợ thi công mà các báo giá cũng sẽ có sự khác nhau. Để tiết kiệm chi phí thi công và đảm bảo công trình chất lượng, bạn nên tìm những đơn vị thi công uy tín và được đánh giá cao trên thị trường để công trình vừa đảm bảo an toàn, vừa được mức giá hợp lý nhất.
Công ty 586- Đơn vị thi công khoan cấy thép uy tín hàng đầu tại Hà Nội
Công ty 586 tự hào là đơn vị xây dựng uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên môn cao được nhiều dân cư Hà Nội tin tưởng hợp tác. Bên cạnh đó, chúng tôi còn là đối tác chiến lược của nhiều thương hiệu vật liệu hàng đầu hiện nay, sẵn sàng cung cấp các vật liệu thi công khoan cấy thép với giá thành tốt nhất tại thủ đô Hà Nội.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu thi công khoan cấy thép trên địa bàn Hà Nội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá thi công chi tiết sớm nhất.