
Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều người cảm thấy không thích thiết kế ban công cũ và có nhu cầu sửa chữa cơi nới ban công giúp không gian thêm phần sang trọng, rộng rãi hơn. Hiểu được điều đó, 586.vn đã tổng hợp một số biện pháp thi công cơi nới khu vực này để khách hàng tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Giải đáp: Có nên sửa chữa cơi nới ban công hay không?
Ban công là thiết kế đổ đua nhô ra khỏi mặt bằng ngôi nhà, có thể có mái che hoặc không. Mỗi kiến trúc khác nhau sẽ có biện pháp thi công xây dựng ban công phù hợp.

Sửa chữa cơi nới ban công giúp không gian ngôi nhà thêm phần thoáng mát
Tuy nhiên, do diện tích đất sử dụng khá chật hẹp nên nhiều chủ đầu tư thường lựa chọn ban công nhỏ. Sau một thời gian dài, thiết kế ban công này trở nên lỗi mốt, không phù hợp khiến ngôi nhà kém sang trọng.
Bài viết liên quan
- Sửa chữa nhà quận Thanh Xuân và một số yếu tố cần lưu ý
- Bảng báo giá sửa chữa nhà trọn gói chi tiết mới nhất 2022
- Giới thiệu phương pháp sửa chữa cơi nới ban công đẹp, giá rẻ
- Sửa chữa nhà TpHCM có những hạng mục nào?
- Luật sửa chữa cải tạo nhà ở cần biết mới nhất 2022
- Sửa chữa nhà bị dột – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Do đó, nhu cầu sửa chữa cơi nới ban công hiện nay tăng cao. Ngoài ra, việc cải tạo ban công còn mang đến nhiều ý nghĩa khác như:
- Đón nắng tốt hơn: Thiết kế ban công rộng thoáng kết hợp cùng ô cửa sổ kính cường lực góp phần giúp đón sáng tự nhiên cho căn phòng.
- Gia chủ có thể bố trí sofa, bàn trà để tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp từ khu vực ban công một cách dễ dàng.
- Ban công đóng vai trò như một không gian kết nối khu vực bên trong và thiên nhiên bên ngoài. Gia chủ sẽ cảm nhận được sự thoải mái, thư giãn và bình yên trong chính ngôi nhà của mình.
Những điều cần lưu ý trước khi sửa chữa cơi nới ban công
Muốn sửa chữa cơi nới ban công cũ thành mới thì chủ đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề như sau:
Xin giấy phép sửa chữa cơi nới ban công
Mỗi công trình sẽ cần đáp ứng những yêu cầu về thủ tục, giấy phép cơi nới nâng cấp ban công riêng.

Chủ đầu tư cần tiến hành xin các thủ tục liên quan đến cơi nới ban công
Đối với chung cư, chủ đầu tư cần nộp hồ sơ thỏa thuận phương án sửa chữa căn hộ để tránh ảnh hưởng đến lối kiến trúc chung và hàng xóm xung quanh.
Chủ đầu tư không được tự ý cải tạo, sửa chữa, thi công khi chưa nhận được sự đồng ý của chủ dự án bằng văn bản có chữ ký rõ ràng.
Hồ sơ thỏa thuận phương án sửa chữa cơi nới ban công cũ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép sửa chữa cơi nới ban công.
- Bản vẽ chi tiết hạng mục sửa đổi tuân theo quy định về hình thức, kết cấu thể hiện.
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng theo pháp luật hiện hành.
Nếu khách hàng không có thời gian hoặc chưa nắm rõ được các loại giấy tờ, thủ tục mà mình cần chuẩn bị thì có thể tin tưởng đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa cơi nới ban công uy tín để được tư vấn.
Thường thì những địa chỉ uy tín, chất lượng sẽ đại diện khách hàng để thực hiện những thủ tục pháp lý liên quan nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và mang đến cho khách hàng một dịch vụ chất lượng nhất.
Lựa chọn thiết kế ban công phù hợp
Tùy vào từng kiến trúc công trình để quyết định kiểu dáng, màu sắc, vật liệu thi công sửa chữa cơi nới ban công phù hợp. Với những ngôi nhà phố nhỏ, diện tích hạn hẹp có thể chọn ban công mở, sử dụng vách ngăn kính cường lực để tạo chiều sâu cho tổng thể không gian.
Những không gian lớn, rộng rãi nên chọn thiết kế ban công đổ đua rộng ra nhằm đảm bảo sự cân đối, hài hòa và góp phần giúp tổng thể ngôi nhà thêm phần cuốn hút, bắt mắt hơn.
Nguyên tắc cần nhớ khi sửa chữa cơi nới ban công
Để quá trình sửa chữa cơi nới ban công tại Hà Nội diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, rút ngắn thời gian tối đa thì chủ đầu tư và nhà thầu cần tuân theo một số nguyên tắc bao gồm:

Trước khi tiến hành thi công sửa chữa cần đảm bảo tuân theo các nguyên tắc nhất định
Tìm hiểu kỹ hệ thống kết cấu cũ
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi tiến hành sửa chữa cơi nơi ban công. Quá trình thực hiện cần đảm bảo hệ thống kết cấu cũ như cột đà, dầm, sàn, hệ thống điện, cấp thoát nước không có sự thay đổi quá nhiều.
Điều này không chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí mà còn giữ được vẻ đẹp quen thuộc trong tổng thể kiến trúc.
Xem xét hiện trạng ngôi nhà
Hiện trạng ngôi nhà ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công sửa chữa cơi nới ban công.
Nếu nền móng cũ có dấu hiệu yếu thì nhà thầu sẽ đưa ra các phương án gia cố nền móng và cột chịu lực để đảm bảo tính an toàn tối đa. Sàn ban công nên lựa chọn các tấm xi măng lót sàn trên thanh đà thép chính và tăng cường dầm thép phụ.
Sau đó, hoàn thiện bằng cách lát gạch theo nhu cầu của chủ đầu tư. Đặc biệt lưu ý, khi sửa chữa cơi nới ban công nên ưu tiên vật liệu nhẹ để giảm tải trọng tác động lên nền móng cũ.
Vật liệu cơi nới ban công cần được lựa chọn kỹ càng, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn, độ bền của công trình sau thi công. Ngoài ra, trường hợp chủ đầu tư muốn tạo điểm nhấn trong thiết kế ban công mới thì có thể lựa chọn các vật liệu như thép, kính cường lực, khung sắt nghệ thuật với vẻ đẹp đặc trưng, ấn tượng.
Biện pháp sửa chữa cơi nới ban công được ưa chuộng nhất hiện nay
Nhằm giải đáp những thắc mắc và giúp khách hàng tìm được thiết kế ban công phù hợp, 586.vn sẽ giới thiệu những biện pháp sửa chữa cơi nới ban công phổ biến dưới đây.
Thêm thiết kế ban công nếu nhà chưa có ban công
Với những mẫu nhà cấp 4 có gác lửng nhưng chưa thiết kế ban công đón sáng, đón gió thì có thể lựa chọn cơi nới bằng phương án dùng gát đà thép sâu vào bên trong, đổ giả, lót một lớp vật liệu nhẹ ở trên cùng với mục đích giảm tải trọng tác động lên nền móng.

Thiết kế ban công cho kiến trúc chưa có ban công
Với nhà khung bê tông, công việc sửa chữa, cơi nới ban công diễn ra phức tạp hơn. Nhà thầu sẽ tiến hành đục, khoan, nối,… đà bê tông mới với phần đà cũ. Vì đà dọc nằm ở vị trí cột nên ban công ưu tiên dạng vát xéo, nhỏ ở phần ngoài để giảm tải trọng. Phần sàn bê tông chỉ nên đổ mòng dày 8cm kết hợp với hệ thống vách ngăn bằng kính cường lực hoặc khung sắt.
Cơi nới ban công bị hẹp chiều ngang, có nhu cầu mở rộng 2 bên
Trường hợp ban công có chiều ngang bị hẹp, gia chủ muốn nới rộng 2 bên thì đúc thêm 2 phần đà chữ L ở 2 bên ban công cũ. Lưu ý, cần tiến hành đục, khoan, cấy nối… đa bê tông mới vào đà cũ để đảm bảo sự chắc chắn.

Mở rộng ban công đối với ban công cũ bị hẹp chiều ngang
Sau đó, đúc tiếp phần sàn bê tông dày 8cm ở ban công mới, lát gạch hoàn thiện nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn.
Cơi nới ban công bị hẹp chiều dọc
Ban công bị hẹp chiều dọc cản trở tầm nhìn, điều kiện đóng sáng không đảm bảo. Do đó, cần sửa chữa cơi nới ban công phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư.
Công tác sửa chữa cơi nới ban công được thực hiện theo các bước như sau:
- Sử dụng hệ giàn giáo ổn định để chống ban công cũ.
- Đập bỏ thành ban công mặt trước và giữ lại đà môi.
- Liên kết 1 cây thép với đà môi cũ bằng cách hàn chặt với phần thép đà.
- Hàn tiếp thanh đà dọc ngang với cây thép đà mới theo giới hạn ban công mới.
- Trên hệ khung khép mới, tiến hành trải tấm cemboard dày 2cm.
- Xây lại phần thành ban công, lát gạch hoàn thiện, dùng thạch cao chống ẩm…
Trên đây là những thông tin liên quan đến sửa chữa nhà – cơi nới ban công để khách hàng tham khảo. Nếu quý khách muốn tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ, nhận báo giá chi tiết thì hãy liên hệ đến 586.vn để được nhân viên tư vấn tận tình, miễn phí.