Dịch vụ xây dựng nhà trọn gói 0911.18.16.18

Quy trình thi công sơn bả và những điều cần tránh gặp phải

Đánh giá bài viết

Thi công sơn bả là một trong những biện pháp giúp cải thiện tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của bề mặt tường ngôi nhà. Tuy nhiên, kỹ thuật thi công sơn bả có đôi chút khác biệt và phức tạp hơn những kỹ thuật sơn nhà thông thường. Sau đây Công ty 586 sẽ chia sẻ đến mọi người đôi nét về sơn bả và quy trình thi công sơn bả đúng cách.

Sơn bả là gì?

Sơn bả là gì?

Sơn bả là gì?

Đối với những cách sơn trực tiếp truyền thống trước đây, kỹ thuật sơn bả được kết hợp bả matit để cải thiện độ bóng mịn, khả năng lên màu và những yếu tố về độ bền của lớp sơn như: tính kháng nước, kháng bụi bẩn, chống ẩm mốc,… trong suốt quá trình sinh sống. Một số ưu nhược điểm nổi bật của sơn bả có thể kể đến như sau:

Ưu điểm của sơn bả

  • Sử dụng lên bề mặt sần sùi vẫn có thể tạo nên bề mặt láng mịn, bóng bẩy.
  • Khả năng cho độ chuẩn màu tốt, các gam màu sơn được thể hiện chân thực và nổi bật.
  • Mang đến không gian sang trọng, thẩm mỹ và nâng cao giá trị cho căn hộ.

Nhược điểm của sơn bả

  • Tuổi thọ của sơn bả không cao, cần bảo trì và sơn mới định kỳ.
  • Chống va chạm kém, vì thế chỉ được khuyến cáo sử dụng trong nhà.
  • Giá thành cao hơn những loại sơn thông thường.

Quy trình thi công sơn bả cho tường nhà

Quy trình thi công sơn bả

Quy trình thi công sơn bả

Quy trình thi công sơn bả có nhiều điểm khác biệt so với thi công sơn truyền thống. Để mọi người dễ dàng tham khảo, sau đây Chống Thấm 586 sẽ chia sẻ như sau:

Giai đoạn 1: Vệ sinh bề mặt

Trước khi thực hiện thi công sơn, người thi công phải chắc chắn rằng tường đã đạt trạng thái khô hoàn toàn. Đối với những công trình mới, thời gian chờ tối thiểu để thực hiện các công đoạn sơn đầu tiên là 7 ngày sau khi hoàn thành thi công xây dựng.

Công đoạn vệ sinh, người thi công sử dụng đá mài mài phẳng bề mặt sơn, sau đó chà lại một lần bằng giấy nhám.

Sau đó, người thi công thực hiện loại bỏ lớp bụi bẩn bằng máy nén khí hoặc lau sạch bằng giẻ. Nếu bề mặt quá khô có thể làm ẩm trước khi thực hiện thi công bả matit.

Giai đoạn 2: Thi công bả matit

Người thi công cần chuẩn bị bả matit độ ẩm 25% – 30% và bề mặt bả cũng như bề mặt tường không quá khô. Sau đó tiến hành thi công bả matit với các bước sau:

Tiến hành trộn bả với nước: Kiểm tra hạn sử dụng và công thức trộn của bả. Trộn đều sau đó chờ từ 7 đến 10 phút là có thể sử dụng. Lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và tránh bụi bẩn, bựa xi măng rơi vào hỗn hợp.

Trét bột bả: Trét lớp 1, chờ 2 giờ để làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó tiến hành trét lớp 2 để hoàn thiện.

Xả nhám: Sau khi trét bả 12 giờ có thể tiến hành xả nhám bằng giấy ráp và tiến hành vệ sinh.

Giai đoạn 3: Sơn lót

Sử dụng những loại sơn lót còn hạn sử dụng và nên pha với nước sạch, không bị nhiễm phèn. Trước khi sơn lót, nếu có nhu cầu ốp gạch ở bất cứ mặt nào của tấm tường cũng nên thực hiện công đoạn ốp gạch trước. Sơn lót trước khi ốp gạch sẽ làm hỏng toàn bộ phần sơn.

Giai đoạn 4: Sơn phủ màu

Tiến hành sơn màu nước, chờ khô và vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn khỏi bụi bẩn. Sau đó tiến hành sơn lớp sơn hoàn thiện để kết thúc quá trình thi công sơn bả. Lớp sơn hoàn thiện có thể từ 1 đến 2 lớp tùy theo tính toán của người thi công.

Một số lưu ý khi thi công sơn bả

Một số lưu ý khi thi công sơn bả

Một số lưu ý khi thi công sơn bả

Khi thi công sơn bả, mọi người nên lưu ý một số điều sau để tránh gặp tình trạng kém chất lượng hoặc hư hỏng phần sơn:

  • Phần sơn đã được pha nước còn dư sau khi thi công nên bỏ đi, không sử dụng cho lần sau.
  • Phần sơn chưa pha nước có thể bảo quản bằng cách đóng kín hơi, để nơi khô thoáng và mát mẻ cho lần sử dụng sau.
  • Phế phẩm từ việc thi công sơn như vỏ thùng, hộp đựng,… nên vứt bỏ và phân loại rác thải theo đúng nơi quy định.
  • Chú ý đến hạn sử dụng của sơn, không nên sử dụng những sản phẩm kém chất lượng vì đã quá hạn sử dụng.
  • Nếu không may bị sơn dính vào những bộ phận nhạy cảm như niêm mạc, miệng, tai,… hãy bình tĩnh rửa bằng nước sạch và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn sử dụng của các loại sơn, các công thức pha màu, pha hỗn hợp sơn và cách sơn.

Những điều cần tránh khi thi công sơn bả

Một số lưu ý cần tránh khi thi công sơn bả

Một số lưu ý cần tránh khi thi công sơn bả

Không chỉ cần nắm bắt quy trình kỹ thuật thi công sơn, người thi công cũng nên tránh những điều sau đây để công trình được hoàn thiện với chất lượng tốt nhất:

Không lên kế hoạch nội thất từ trước

Không lên kế hoạch nội thất trước khi thi công là một lỗi cực kỳ dễ mắc phải của nhiều người chưa có kinh nghiệm trong ngành. Thông thường, tâm lý của gia chủ sẽ sơn nhà trước sau đó mới lên kế hoạch xây dựng nội thất. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên tình trạng mất cân bằng và rất khó để kiểm soát thiết kế sau này.

Trước khi thi công, gia chủ nên tham khảo ý kiến của kỹ sư thiết kế về những bản vẽ hoàn chỉnh. Việc lựa chọn màu sắc tường cũng như lên kế hoạch nội thất từ đầu sẽ giúp cho việc thi công được diễn ra mạch lạc, chuẩn xác và ưng ý nhất.

Không dự trù chi phí phát sinh

Không chỉ gói gọn trong giai đoạn thi công sơn bả, việc không dự trù chi phí phát sinh có thể sẽ gây ảnh hưởng cực lớn đến cả toàn bộ công trình. Thậm chí có nhiều công trình lớn đã phải tạm ngưng thi công trong thời gian dài vì thiếu kinh phí do phát sinh quá lớn.

Vì thế, mọi người cần dự trù khoản chi phí phát sinh độc lập cho từng công đoạn. Công đoạn sơn bả cũng nên được dự trù một lượng kinh phí phát sinh nhất định.

Sử dụng sai loại sơn bả

Một tấm tường có hai bề mặt trong và ngoài. Và loại sơn sơn bả cho hai bề mặt này có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Sơn bả ngoài trời có khả năng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt tốt hơn rất nhiều so với loại sơn bả trong nhà, vì thế giá thành cũng cao hơn đáng kể.

Sơn bả ngoài trời có thể sử dụng trong nhà nhưng đây là sự lựa chọn không hề tối ưu. Ở chiều ngược lại, sơn bả trong nhà không thể sử dụng ngoài trời vì khả năng chịu đựng thời tiết rất kém.

Sử dụng sơn bả thường trên bề mặt thạch cao

Bề mặt thạch cao có yêu cầu kỹ thuật sơn khác với những bề mặt thông thường như xi măng hay kim loại. Tính chất cấu tạo của sơn sử dụng cho bề mặt thạch cao cũng có nhiều yêu cầu khác nhau. Vì thế, việc sử dụng những loại sơn bả thông thường cho bề mặt thạch cao là một giải pháp không tối ưu. Đối với loại bề mặt này, mọi người nên sử dụng loại sơn bả có tính kết dính cao như Gypsum.

Không tạo bề mặt phẳng khi sơn

Như đã nêu trong quy trình sơn, bề mặt sơn đều phải được chà phẳng bằng giấy nhám và làm phẳng mịn trước mỗi lần sơn, từ sơn bả cho đến sơn màu và sơn lót. Việc xảy ra sai số khiến cho bề mặt sơn không phẳng sẽ gây nên tình trạng lãng phí sơn, từ đó dẫn đến việc gia tăng kinh phí dự trù lên đáng kể.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty 586 về sơn bả và thi công sơn bả. Chúc mọi người tìm được những sự lựa chọn phù hợp với mình nhất sau khi đã thông qua những chia sẻ của chúng tôi.

logoSaleNoti

ETA VIET NAM TRADE SERVICES CO.,LTD

VP Hà Nội: Số 37 Hưng Thịnh-Yên Sở-Hoàng Mai-Hà Nội

VP HCM: Số 36 đường 24A phường An Phú, Quận 2, TP. HCM

Xưởng sx nội thất: Hát Môn-Phúc Thọ-Hà Nội

Hotline: 0911.18.16.18

Email: quanly586@gmail.com

MST: 0109206785 do sở KH&DT TP.Hà Nội cấp ngày 03/06/2020

【586.VN】
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart