Dịch vụ xây dựng nhà trọn gói 0911.18.16.18

Quy trình thi công nhà phố từ giai đoạn bắt đầu cho đến nghiệm thu

Đánh giá bài viết

Quy trình thi công nhà phố từ giai đoạn bắt đầu đến lúc nghiệm thu, bàn giao được rất nhiều người quan tâm. Vậy quá trình diễn ra như thế nào? Cùng 586.vn giải đáp ngay sau đây.

Nhà phố là loại hình xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay với phong cách hiện đại, mẫu mã đẹp mắt và không tiêu tốn quá nhiều kinh phí. Để xây dựng nhà phố với chất lượng cao, mọi người nên đảm bảo quy trình thi công được thực hiện đúng chuẩn và chặt chẽ.

Quy trình thi công nhà phố giai đoạn tiền thi công

quy trình thi công nhà phố

Giai đoạn tiền thi công trong quy trình thi công nhà phố

Trước khi thi công, chủ đầu tư cần tính toán tỉ mỉ để đề ra danh sách những yếu tố cần chuẩn bị. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và mang đến sự định hình trong suốt quá trình xây dựng, trong đó có thể kể đến như:

Tính toán nguồn vốn

Nguồn vốn chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Tại giai đoạn này, chủ đầu tư cần xác định quy mô phù hợp với nguồn vốn hiện có và dự trù nguồn kinh phí có thể phát sinh trong từng hạng mục thi công. Việc thi công quá tay so với nguồn vốn hiện có sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt và đóng băng toàn bộ công trình.

Tính toán thời gian thi công

Thời gian thi công cũng là một yếu tố cần cân nhắc trong mỗi công trình xây dựng. Chủ đầu tư nên hoạch định thời gian cho từng hạng mục thi công và tuân thủ thực hiện một cách kỷ luật. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức trong quá trình xây dựng.

Lên bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công là được xem như là một loại giấy tờ không thể thiếu trong mỗi công trình. Chủ đầu tư cần lên kế hoạch bản vẽ chi tiết và phù hợp để tiến hành xét duyệt cấp phép công trình bởi các cơ quan chức năng.

Xin giấy phép xây dựng

Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị mặt bằng, chủ đầu tư cần hợp pháp hóa thi công công trình bằng cách xin giấy phép xây dựng. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư có thể chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

  • Đơn gửi chính quyền địa phương về việc đề nghị cấp phép xây dựng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mặt bằng, trong đó mục đích sử dụng đất phải là đất thổ cư.
  • Bản vẽ xây dựng được thiết kế bởi những đơn vị chuyên nghiệp.
  • Các bản cam kết an toàn đối với công trình liền kề nếu có hoặc giấy đồng thuận cho phép xây dựng công trình từ những công trình liền kề.

Tháo dỡ công trình cũ nếu có

Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị và pháp lý, chủ đầu tư bắt đầu tiến hành công đoạn đầu tiên với việc tháo dỡ công trình cũ trên đất xây nếu có. Quy trình thực hiện tháo dỡ công trình cũ có thể thực hiện như sau:

  • Khảo sát địa hình và địa chất.
  • Nộp kế hoạch tháo dỡ lên cơ quan chức năng.
  • Tiến hành che chắn và tháo dỡ.

Vệ sinh mặt bằng, lắp biển báo thi công

Sau khi đảm bảo mặt bằng đạt đúng tiêu chuẩn để xây dựng, chủ đầu tư tiến hành vệ sinh mặt bằng lần cuối cùng để chuẩn bị cho các giai đoạn thi công tiếp theo. Ngoài ra, việc lắp biển báo và thông báo thi công đến những công trình liền kề là bắt buộc phải thực hiện.

Chuẩn bị vật tư thi công

Bước cuối cùng trong giai đoạn tiền thi công chính là chuẩn bị vật tư thi công. Tùy theo từng hạng mục khác nhau mà vật tư chuẩn bị có thể sẽ khác nhau, tuy nhiên chủ đầu tư cần phải lên danh sách và đảm bảo mọi yếu tố được sẵn sàng ngay từ lúc trước khi xây dựng.

Quy trình thi công nhà phố giai đoạn thi công công trình

quy trình thi công nhà phố

Trong quy trình thi công nhà phố mỗi giai đoạn đều cực kỳ quan trọng

Sau khi giai đoạn tiền thi công được chuẩn bị hoàn tất, chủ đầu tư có thể tiến hành thực hiện những hạng mục thi công công trình.

Đóng cọc và thi công phần móng

Chủ đầu tư cần thiết thực hiện việc khảo sát địa chất công trình để đánh giá được chuẩn sát nhất. Từ đó thực hiện định vị vị trí đóng cọc và đưa ra những lựa chọn thi công phần móng công trình sao cho phù hợp.

Thi công phần thân

Tùy thuộc vào bản vẽ và cấu trúc nhà phố mà giai đoạn thi công phần thân có thể sẽ có nhiều quy trình khác nhau. Giai đoạn này có thể bao gồm các hạng mục chính như:

  • Xây dựng hệ thống cốp pha và thi công bộ khung bê tông cốt thép
  • Đổ bê tông phần dầm nhà và sàn nhà.
  • Thi công các hạng mục tường ngăn và cầu thang bộ.
  • Thi công các hệ thống điện và ống nước âm tường.
  • Thi công tô trát hai mặt tường nhà, xử lý chống thấm đối với các loại sàn và tường nhà.
  • Thi công phần mái công trình và hoàn tất giai đoạn thi công phần thô.

Thi công hoàn thiện công trình

Sau khi kết thúc những hạng mục phần thô, quy trình thi công nhà phố sẽ bước đến những giai đoạn thi công hoàn thiện, bắt đầu từ việc lắp đặt hệ thống điện nước theo hệ thống âm tường đã được chuẩn bị từ trước đó. Sau đó, quy trình thi công tiếp tục với những hạng mục hoàn thiện khác như:

  • Thi công sơn bả, thi công sơn tường hai mặt và thi công sơn cửa
  • Thi công ốp gạch tường và nền
  • Thi công lắp đặt cửa ra vào, cửa sổ, cổng nhà, lan can, hành lang,…
  • Thi công lắp đặt các vật dụng nội thất khác như: thiết bị nhà vệ sinh, hệ thống đèn chiếu sáng,…
  • Thi công các hạng mục nhà bếp như tủ bếp, bàn bếp, hế thống thông khói,…
  • Tiến hành các bước vệ sinh cuối cùng và tiến hành nghiệm thu, bàn giao

Quy trình thi công nhà phố giai đoạn nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình

quy trình thi công nhà phố

Giai đoạn nghiệm thu và bàn giao trong quy trình thi công nhà phố

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình thi công nhà phố là thực hiện những bước nghiệm thu hoàn thành và bàn giao. Đây là giai đoạn đánh giá chất lượng và xem xét toàn bộ quy trình thi công có đảm bảo chất lượng hay không. Việc nghiệm thu thường được diễn ra giữa 3 bên bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và bên giám sát. Một số hạng mục nghiệm thu tiêu biểu có thể kể đến như sau:

  • Kiểm tra trực tiếp các hạng mục xây dựng tại hiện trường và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật.
  • Thử nghiệm khả năng chịu lực công trình, kết quả quan trắc lún và các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình.
  • Kiểm tra số liệu, đo đạc các chỉ số thực tế và vận hành thử các hệ thống.
  • Kiểm tra các hệ thống như: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống hố ga, hệ thống điện và nước,…

Trong quá trình nghiệm thu, trách nhiệm của chủ đầu tư phải thực hiện kiểm tra và theo dõi chất lượng thường xuyên. Chủ đầu tư cũng là đơn vị đưa ra những giải pháp và biện pháp giải khó cho công trình, có quyền đình chỉ hoặc thay thế quy trình thi công tại bất cứ thời điểm nào sao cho phù hợp.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ tính pháp lý trong giai đoạn nghiệm thu và thực hiện biên bản nghiệm thu một cách chính xác.

Bên cạnh đó, nhà thầu thi công cũng cần có trách nhiệm thi công đúng theo quy trình và bản vẽ đã được đề ra trước đó. Nhà thầu cũng thực hiện phối hợp nghiệm thu giữa các bên, bàn giao các bản vẽ hoàn công, tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống, danh sách thiết bị vật dụng và phụ tùng, danh sách vật tư dự trữ và các tài liệu khác có liên quan.

Trên đây là quy trình thi công nhà phố qua các công đoạn tiền thi công, thi công và nghiệm thu bàn giao. Thực hiện thi công nhà phố theo đúng quy trình một cách kỷ luật sẽ giúp nâng cao chất lượng cũng như hạn chế những rủi ro trong lúc thi công.

logoSaleNoti

ETA VIET NAM TRADE SERVICES CO.,LTD

VP Hà Nội: Số 37 Hưng Thịnh-Yên Sở-Hoàng Mai-Hà Nội

VP HCM: Số 36 đường 24A phường An Phú, Quận 2, TP. HCM

Xưởng sx nội thất: Hát Môn-Phúc Thọ-Hà Nội

Hotline: 0911.18.16.18

Email: quanly586@gmail.com

MST: 0109206785 do sở KH&DT TP.Hà Nội cấp ngày 03/06/2020

【586.VN】
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart