
Cải tạo sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không? Liệu có luật sửa chữa cải tạo nhà ở tại Việt Nam không? có lẽ là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc. Mỗi năm nhu cầu về sửa chữa và cải tạo nhà ở cũng vô cùng nhiều. Dưới đây sẽ là một số thông tin về những quy định mới về sửa chữa nhà ở bạn nên biết.
Luật sửa chữa cải tạo nhà ở như thế nào? Có cần phải xin phép không?
Theo quy định của nhà nước thì về nguyên tắc, trước khi khởi công xây dựng bất kỳ công trình nào, chủ đầu tư cần phải xin giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ một số trường hợp được miễn cấp phép xây dựng.

Tùy theo hạng mục thi công mà sẽ có những quy định về xin cấp phép khác nhau
Do đó sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu chỉ có nhu cầu về sửa chữa, cải tạo về phần nội thất căn nhà như sơn lại tường, thay gạch nền, lát cầu thang, thay lắp thê rèm cửa, thay gạch nền,…. thì sẽ không cần phải xin giấy phép theo luật sửa chữa cải tạo nhà ở.
Bài viết liên quan
- Sửa chữa nhà quận Thanh Xuân và một số yếu tố cần lưu ý
- Bảng báo giá sửa chữa nhà trọn gói chi tiết mới nhất 2022
- Giới thiệu phương pháp sửa chữa cơi nới ban công đẹp, giá rẻ
- Sửa chữa nhà TpHCM có những hạng mục nào?
- Luật sửa chữa cải tạo nhà ở cần biết mới nhất 2022
- Sửa chữa nhà bị dột – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Ngoài đó ra, các sửa chữa có ảnh hưởng đến kết cấu công trình hoặc kiến trúc nhà ở thì đều phải xin giấy phép sửa nhà từ cơ quan nhà nước địa phương để tránh các trường hợp vi phạm khi cơ quan quản lý đô thị kiểm tra.
Các trường hợp cải tạo sửa chữa nhà ở cần phải xin giấy phép
Theo luật sửa chữa nhà ở mới nhất, có 2 trường hợp cụ thể cần phải bạn cần xin giấy phép cải tạo sửa chữa nhà ở, bao gồm:
Sửa chữa toàn bộ kiến trúc nhà
Trong trường hợp này, gia chủ sẽ muốn sửa lại toàn bộ từ trong ra ngoài kết cấu của căn nhà. Để thực hiện, đòi hỏi cần phải tháo dỡ, một phần hoặc toàn bộ kết cấu căn nhà, sau đó tập hợp vật tư xây dựng và xây nhà mới. Toàn bộ quy trình trên đều cần phải xin giấy phép và thực hiện theo luật sửa chữa cải tạo nhà ở.

Sửa chữa ngoại thất có ảnh hưởng đến kết cấu công trình phải xin giấy phép
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp chủ nhà muốn nâng tầng kiến trúc, sẽ bắt buộc phải thêm bản vẽ xây dựng mới theo số do mới. Đối với một số nhà đã có giấy phép từ nước với số tầng dự kiến, có thể không cần bản vẽ nhưng vẫn phải đến cơ quan cấp quận để xin giấy phép theo luật sửa chữa nhà ở mới nhất.
Sửa chữa bên trong nhà , thay đổi nội thất và kết cấu phòng ở
Đối với một số hạng mục thay đổi kết cấu nội thất trong nhà, sửa chữa và cải tạo lại phòng ở thì có thể không cần đến cơ quan cấp quận để xin giấy phép và có thể xin tại những cơ quan địa phương cấp phường, xã.
Theo luật sửa chữa cải tạo nhà ở, nếu không xin giấy phép thì chủ nhà có thể bị phạt nếu có đơn vị quản lý đô thị kiểm tra bất chợt. Do đó, để tránh những phiền phức không đáng có, bạn có thể xin mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở tại cơ quan địa phương phường, xã để được cấp phép trong thời gian sớm nhất.
Thủ tục xin cấp giấy phép sửa nhà ở 2022 như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Theo quy định tại điều 96 Luật xây dựng 2014 hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở tại. Bạn có thể tìm mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở tại các website trên internet, download về và in chúng ra.
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, sổ đỏ có photo công chứng.
- Giấy tờ cá nhân, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ nhà.
- Bản vẻ, ảnh chụp liên quan đến hiện trạng và hạng mục công trình dự định thi công.
Khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn hãy mang bộ hồ sơ trên đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Ngày nay thời gian cùng chi phí xin phép cũng không nhiều, hay nói cách khác đã dễ dàng và giản lược hơn rất nhiều.
Trong trường hợp nếu muốn xin cấp phép sửa nhà nâng tầng kiến trúc, gia chủ cần bổ sung thêm hồ sơ kiểm định móng của nhà ở. Để được cấp phép nâng tầng, móng nhà cần phải đủ tốt và đáp ứng tiêu chí chịu lực thêm tầng nhà.
Trình tự xin cấp phép sửa chữa nhà mới nhất 2022
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép: Bạn sẽ nộp hồ sơ xét duyệt đến cơ quan có thẩm quyền phù hợp theo thông tin trên. Về cách thức có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan thụ lý hồ sơ.

Cần nộp hồ sơ xin cấp phép đến các cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Sau khi tiếp nhận, các cơ quan sẽ kiểm tra hồ sơ có đầy đủ hay chưa. Nếu không đầy đủ hoặc không đúng quy định sẽ trả về và hướng dẫn lại các giấy tờ cần thiết. Nếu đúng thông tin, hồ sơ sẽ được tiếp nhận, ghi biên bản và hẹn ngày trả kết quả.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả. Thời hạn giải quyết hồ sơ là không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ từ người dân.
- Bước 4: Nhận kết quả trả về. Hồ sơ cấp phép trả về sẽ có đóng dấu từ cơ quan có thẩm quyền và trao lại cho chủ đầu tư theo như ngày hẹn.
Các trường hợp sửa chữa cải tạo nhà ở được miễn giấy phép
Vậy những công trình, hạng mục nào trong luật sửa chữa cải tạo nhà ở là không cần xin giấy phép? Trước khi thực hiện hồ sơ, các gia chủ hoặc chủ đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ xem hạng mục sắp tiến hành liệu có cần xin cấp phép không để tiết kiệm thời gian và công sức.
Theo K2 Đ89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 2 trường hợp sẽ được miễn giấy phép xây dựng khi cải tạo và sửa chữa nhà, bao gồm:
- Các công trình, hạng mục sửa chữa, cải tạo và lắp đặt những thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà. Ngoài ra cũng không làm thay đổi những công năng sử dụng và không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn của cả công trình xây dựng, nhà ở.
- Các công trình sửa chữa và cải tạo nhà ở có sự thay đổi về mặt kiến trúc, nhưng chỉ là mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc và mỹ quan của đường sá, đô thị chung.
Giấy phép cải tạo sửa chữa nhà ở có nhất thiết phải chủ nhà đi xin?
Nếu bạn quá bận rộn đến mức không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ và đến các cơ quan địa phương xin giấy phép sửa chữa và cải tạo nhà ở. Vậy theo luật sửa chữa cải tạo nhà ở, liệu có cần nhất thiết phải là chủ nhà mới được xin giấy phép?
Theo quy định, đúng là cần thiết phải là chủ nhà đi xin trực tiếp để đối chiếu với các thông tin cá nhân đi kèm. Tuy nhiên theo luật sửa chữa nhà ở vẫn có một số trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa nhà ở có thể được thay mặt chủ nhà đến xin các giấy tờ cấp phép sửa chữa nếu cần.

Các đơn vị thi công có thể nhận uy quyền xin giấy phép thay chủ nhà
Trong trường hợp đó, chủ nhà cần phải ký một biên bản ủy quyền cho chủ thầu sửa chữa có thể đại diện để hoàn thành các thủ tục pháp lý. Điều này sẽ được trao đổi riêng giữa đơn vị xây dựng và chủ nhà nếu có nhu cầu.
Bên trên là một vài thông tin hữu ích mà bạn nên biết về luật sửa chữa cải tạo nhà ở. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian đồng thời tránh những thủ tục khá rườm rà về pháp lý, khá nhiều người đã quyết định lựa chọn những gói dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói để được tư vấn và xử lý các thủ tục từ A đến Z.
Dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói 586.vn tại Hà Nội là đơn vị thi công uy tín với nhiều năm kinh nghiệm. Sẽ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề tối ưu và đạt hiệu quả tốt nhất.