
Chung cư, nhà ở sau một thời gian dài sử dụng sẽ bắt đầu xuống cấp và cần được cải tạo để bảo vệ sức khỏe người thân. Khi quyết định sử dụng dịch vụ bên ngoài, hợp đồng sửa chữa nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị chu đáo và cẩn thận sẽ giúp bạn tránh nhiều rủi ro và phiền phức sau này. Hãy lưu ý nhé!
Hợp đồng sửa chữa nhà là gì
Hợp đồng sửa chữa nhà dân dụng là một loại hợp đồng dân sự, nội dung sự thỏa thuận bằng văn bản của các bên liên quan trong công tác sửa chữa nhà ở, bao gồm 2 bên tham gia đó là bên thực hiện thi công sửa chữa nhà ở và bên có thuê thực hiện sửa chữa nhà. Trong đó:
Bài viết liên quan
- Sửa nhà giá rẻ Quận Cầu Giấy và những điều cần lưu ý
- Báo giá chi phí cải tạo nhà quận Hà Đông chuyên nghiệp
- Sửa nhà quận Ba Đình, Hà Nội theo yêu cầu giá rẻ, chất lượng
- Giới thiệu dịch vụ sửa chữa nhà quận Bắc Từ Liêm uy tín, giá rẻ
- Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà cập nhật mới nhất 2022
- Dịch vụ sửa chữa nhà theo yêu cầu uy tín tại Hà Nội
- Bên thi công sửa chữa: sẽ thực hiện những công việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nhằm mục đích nhận được thù lao từ bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở.
- Bên thuê thực hiện sửa chữa nhà: là bên có nhu cầu sửa chữa nhà. Trả tiền cho bên thi công sửa chữa sau khi họ hoàn thành các công việc đúng như thỏa thuận ban đầu.

Hợp đồng sửa chữa nhà giúp bảo vệ quyền lợi các bên tham gia tốt hơn
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà vốn chưa được quy định và ban hành một mẫu thống nhất. Do đó hợp đồng này chủ yếu do các bên tự thỏa thuận và giao kết với nhau. Tuy nhiên, các chủ thể giao kết trong hợp đồng cần lưu ý rằng nội dung và hình thức hợp đồng không được trái với những quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mới nhất 2022
Một hợp đồng sửa chữa nhà dân dụng chuẩn nhất sẽ bao gồm những thông tin sau đây:
- Thông tin chi tiết của các bên tham gia trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
- Hình thức hợp đồng.
- Nội dung hợp đồng bao gồm:
- Thời gian thực hiện việc sửa chữa nhà ở.
- Ngày khởi công chính thức.
- Chất lượng và những yêu cầu kỹ thuật áp dụng trong quá trình sửa chữa.
- Khối lượng công việc cùng những chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở.
- Tiến độ thi công đến lúc hoàn thành.
- Nghiệm thu và bàn giao sau khi hoàn thiện công trình.
- Phương thức thanh toán hợp đồng.
- Các trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng.
- Hiệu lực hợp đồng.
Hợp đồng sửa chữa nhà ở, chung cư là căn cứ pháp lý có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của các bên với nhau. Giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Ngoài ra, nhờ có hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà mà trách nhiệm của mỗi bên sẽ được nâng cao hơn trong quá trình hợp tác.

Hợp đồng sửa chữa nhà là căn cứ pháp lý ràng buộc đôi bên
Hợp đồng sửa chữa nhà chung cư trên cơ bản cũng tương tự với hợp đồng sửa chữa nhà dân dụng, tuy nhiên sẽ có một số thay đổi nhỏ trong điều khoản về kết cấu công trình chung cư theo quy định của nhà thầu.
Các bước cơ bản để soạn thảo hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà mới nhất 2022
Để hợp đồng có hiệu lực và đúng theo quy định của nhà nước, bạn cần tham khảo và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện soạn thảo hợp đồng.
- Bước 1: Tìm kiếm mẫu hợp đồng sửa chữa nhà theo quy định (nếu có). Bạn có thể tham khảo những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung của hợp đồng, quy định về xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở mới nhất.
- Bước 2: Sắp xếp lại các điều khoản của hợp đồng sao cho phù hợp. Tùy theo nhu cầu sửa chữa và nguyên tắc thi công của nhà thầu mà sẽ có những quy định riêng. Do đó bạn cần “cân đo đong đếm” để đưa ra các nguyên tắc thỏa thuận phù hợp cho cả đôi bên.
- Bước 3: Soạn thảo nội dung và hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật. Sau khi tìm hiểu và lên những nội dung chính, bạn sẽ tiến hành soạn thảo chi tiết hợp đồng.
- Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng, bạn sẽ gửi cả đôi bên ký tên và mỗi bên sẽ giữ một bản. Nếu có nhu cầu công chứng, bạn hãy mang chúng ra các cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
Hợp đồng sửa chữa nhà dân dụng có cần công chứng không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở, hợp đồng sửa chữa nhà ở không bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước vẫn khuyến khích nên công chứng, vì những lợi ích sau:
- Công chứng giúp các điều khoản trong hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên.
- Nếu các bên không thực hiện đúng những nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng, có thể yêu cầu tòa án can thiệp giải quyết, yêu cầu đôi bên thực hiện hiện đúng nghĩa vụ của mình.
- Khi hợp đồng có công chứng sẽ có giá trị làm chứng cớ trước tòa nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thi công. Trừ các trường hợp hợp đồng bị tòa tuyên bố là vô hiệu.

Công chứng hợp đồng sửa chữa nhà thường không bắt buộc
Một số lưu ý quan trọng trong hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà
Thông tin các bên tham gia
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng sửa chữa nhà ở, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ thông tin đơn vị thi công mà mình dự định thuê. Bao gồm các thông tin công ty, phương thức liên lạc để phòng ngừa các trường hợp lừa đảo và các rủi ro ngoài ý muốn nhé.
Nội dung chi tiết những công việc cần cải tạo và sửa chữa
Phần công việc thực hiện cần phải được nêu rõ trong hợp đồng sửa chữa nhà. Tốt nhất bạn nên liệt kê các hạng mục thi công càng chi tiết càng tốt. Điều này sẽ giúp đơn vị thi công thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và đúng ý bạn hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể dễ dàng kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc, và phòng tránh những phát sinh không đáng có trong quá trình thi công.
Đơn giá và chi phí cần minh bạch, chính xác
Chi phí sửa nhà chính là yếu tố quan tâm hàng đầu của nhiều gia chủ trước khi tiến hành thi công sửa chữa. Để có thể tính toán chính xác nhất mức chi phí cần bỏ ra liệu có hợp với ngân sách dự trù không, bạn nên liệt kê từng hạng mục sửa chữa cùng các vật liệu xây dựng cần thiết thật chi tiết.
Có hai trường hợp để bạn quyết định lựa chọn vật tư phù hợp. Trong trường hợp nếu muốn cải tạo, sửa chữa tạm thời thì chỉ cần dùng loại vật liệu thông thường để giúp tiết kiệm ngân sách hơn. Còn trong trường hợp muốn cải tạo để ở trong thời gian lâu dài thì nên chọn vật liệu tốt một chút, điều này sẽ giúp kéo dài hơn tuổi thọ ngôi nhà.
Tiến độ bàn giao sau khi hoàn thiện
Để chắc chắn nhất, trong quy định hợp đồng sửa chữa nhà bạn nên có cam kết rõ về tiến độ bàn giao công trình. Bởi vì có rất nhiều nhà thầu thường ì ạch, vô cùng chậm trễ trong việc thi công công trình. Việc này có thể làm chậm tiến độ, dẫn đến bàn giao muộn. Làm ảnh hưởng rất lớn tới chuyện đại sự của gia chủ.

Để tránh chậm trễ tiến độ, cần phải quy định thời gian bàn giao trong hợp đồng
Thời gian và phương thức thanh toán
Có hai phương thức thanh toán thường dùng, đó là trả một lần hoặc chia ra thanh toán theo từng đợt và từng hạng mục. Tuy nhiên, khuyến khích bạn nên chia thanh toán theo từng đợt vì như vậy sẽ dễ dàng kiểm soát được tiến độ thi công. Đồng thời cũng giúp bản thân chủ động và có thời gian xoay sở về mặt tài chính.
Chính sách bảo hành sau khi hoàn thiện và bàn giao công trình
Đây thường là góp kèm theo chính sách hậu mãi của các đơn vị thầu xây dựng. Chính sách bảo hành sau khi hoàn thành sẽ giúp gia chủ an tâm hơn sau khi chuyển vào và sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đánh giá độ uy tín của đơn vị thi công thông qua các chính sách hậu mãi này. Chứng tỏ công trình có chất lượng và an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong gia đình.
Bên trên là các kiến thức về hợp đồng sửa chữa nhà, mẫu hợp đồng sửa chữa nhà chung cư và nhà dân dụng cần thiết cùng một số lưu ý đáng quan tâm khi quyết định thuê một đơn vị thi công sửa chữa nhà. Vì các hợp đồng sau khi ký kết và không thể sửa đổi, vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi đặt bút ký nhé!