
Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những biện pháp chống thấm cần được thực hiện ngay trong quá trình thi công xây dựng. Trường hợp không sử dụng biện pháp chống thấm hợp lý, mang lại hiệu quả cao thì sẽ xảy ra tình trạng thấm dột, gây mất thẩm mỹ, bốc mùi khó chịu trong quá trình sử dụng.
Bài viết liên quan
- Chống thấm nhà vệ sinh- top 6 phương án chống thấm hiệu quả nhất
- Sika chống thấm – Top 7 sản phẩm chống thấm tốt nhất hiện nay
- Kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm triệt để hữu ích
- Bảo hành chống thấm và đôi lời chia sẻ
- Chống thấm nhà vệ sinh – Nguyên nhân, tác hại và giải pháp hiệu quả
- Top 5 giải pháp thi công chống thấm sân thượng triệt để, hiệu quả nhất
- Thi công chống thấm là gì? Tìm hiểu các biện pháp chống thấm
- Bảng giá thi công chống thấm tại Hà Nội 2022
Nhận biết dấu hiệu nhà vệ sinh xuống cấp
Nếu trong quá trình thi công xây dựng không dùng các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả thì sau một thời gian sử dụng, khu vực này xuất hiện các tình trạng xuống cấp bao gồm:

Nhà vệ sinh bị xuống cấp dẫn đến nước ứ đọng, thấm dột
- Trần nhà vệ sinh bị rỉ nước, ẩm mốc từ nhẹ đến nặng.
- Nền gạch bị hở, đọng nước, xuất hiện rong rêu, mốc.
- Nhà vệ sinh có mùi khó chịu, các thiết bị nhà tắm, bồn cầu rò rỉ nước.
- Tường nhà vệ sinh bị thấm dột, lâu ngày dẫn đến mốc, giảm tính thẩm mỹ.
Nhà vệ sinh bị thấm dột do đâu?
Để lựa chọn được phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả thì trước hết chủ đầu tư cần tìm hiểu nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm dột.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm, dột, ẩm mốc bên trong nhà vệ sinh nhưng 586.vn xin tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:

Nắm được nguyên nhân thấm dột sẽ giúp tìm ra giải pháp chống thấm hiệu quả
- Cống thoát nước hư hỏng: Sau một thời gian sử dụng, cống nước xuống cấp hoặc trong quá trình thi công không bịt miệng cống kín đáo làm nước rò rỉ, ngấm xuống sàn gây ứ đọng.
- Sàn nhà vệ sinh không đảm bảo: Khi tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, nhiều nhà thầu nhận thấy có đến 80% nguyên nhân thấm dột là do sàn nhà vệ sinh kém chất lượng, mạch tiếp giáp bị hở, độ dốc không hợp lý, nước tích tụ lắng đọng lâu ngày.
- Hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ, hỏng hóc gây ra tình trạng thấm dột và cần có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh kịp thời để hạn chế những tác hại không mong muốn.
- Nước mưa: Nếu không có hoặc thi công chống thấm nhà vệ sinh mặt ngoài tường không đảm bảo thì nước mưa dễ dàng xâm nhập, ngấm vào tường bên trong.
- Quá trình thi công ẩu: Lắp đặt bồn cầu không đúng cách, gạch nền bị bong, lắp ráp thiết bị sai kỹ thuật, sử dụng vật liệu kém chất lượng… khiến nước rò rỉ, tích tụ, thấm dột. Để khắc phục, cần tìm được một biện pháp chống thấm nhà vệ sinh mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhà vệ sinh bị thấm dột gây ra những bất tiện nào?
Không tiến hành các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh trong quá trình thi công xây dựng khiến các tình trạng thấm dột xuất hiện sẽ gây ra những bất tiện dưới đây:
Sàn nhà vệ sinh ẩm ướt, nước ứ đọng tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển. Lâu dần, mặt sàn trơn trượt, dễ bị té ngã khi di chuyển.

Nhà vệ sinh bị dột khiến nước ứ đọng, có mùi hôi, ẩm mốc, trơn trượt
Nước ứ đọng, không thoát ra được kết hợp với vi khuẩn, nấm mốc phát triển khiến cho nhà vệ sinh bốc mùi hôi khó chịu. Thậm chí nếu kéo dài còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh về da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà.
Nhà vệ sinh bị thấm dột, tích tụ các mầm bệnh, vi khuẩn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Do đó, cần có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh để đảm bảo độ bền công trình cũng như mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Nhà vệ sinh bị thấm dột có thể ảnh hưởng đến các khu vực chức năng khác và khiến rêu mốc phát triển. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ công trình, mất thẩm mỹ và tốn nhiều chi phí để tìm giải pháp chống thấm nhà vệ sinh.
Vị trí trong nhà vệ sinh dễ bị thấm nước nhất
Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên ngoài việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng thì cần xử lý chống thấm nhà vệ sinh hợp lý để không gặp phải những tình trạng bất tiện kể trên.

Sàn nhà vệ sinh là vị trí thường xuyên đọng nước, dễ gây thấm dột
Một số vị trí dễ bị thấm dột trong nhà vệ sinh cần lưu ý bao gồm:
- Cống thoát nước trên sàn nhà.
- Nền gạch nhà vệ sinh.
- Chân tường trong và ngoài giao với nền nhà vệ sinh.
- Đường chỉ gạch trên nền nhà, tường nhà vệ sinh.
- Trần nhà vệ sinh.
Mỗi vị trí sẽ phù hợp với những biện pháp chống thấm nhà vệ sinh khác nhau. Do đó, chủ đầu tư cần tham khảo các đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh uy tín để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và chọn phương án thích hợp nhất.
Tổng hợp các cách chống thấm nhà vệ sinh được sử dụng phổ biến
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh rất đa dạng và tùy vào nhu cầu, vị trí, mục đích của chủ đầu tư để lựa chọn được phương pháp hợp lý nhằm tối ưu chi phí, mang lại hiệu quả như mong đợi.
Một số biện pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến được 586.vn tổng hợp bao gồm:
Sử dụng sika latex
Sika là vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer, 2 thành phần và thường được sử dụng để chống thấm trong khu vực nhà vệ sinh.

Dùng sika latex chống thấm hiệu quả
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex mang đến nhiều ưu điểm như thẩm thấu, liên kết tạo màng bề mặt tốt, thi công nhanh, không yêu cầu nhân viên có tay nghề cao, quy trình khoa học…
Dùng sika latex chống thấm theo các bước:
Bước 1: Dọn dẹp vị trí, khu vực cần chống thấm.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm từng bước
Làm ẩm bề mặt, sau đó trộn đều vật liệu sika latex với nước theo tỷ lệ 1:4 khoảng 3 – 5 phút. Cuối cùng dùng chổi, cọ quét lên bề mặt cần chống thấm ít nhất 2 – 3 lớp, để 2 – 3 tiếng cho khô hẳn.
Sử dụng màng khò nóng
Màng khò nóng được ứng dụng nhiều trong chống thấm nhà vệ sinh nhờ ưu điểm độ phủ cao, không thấm nước, không cần cán gạch bảo vệ, chịu được nhiệt độ cao…

Sử dụng màng khò nóng là biện pháp giúp chống thấm tối ưu
Quy trình dùng màng khò nóng chống thấm:
Bước 1: Vệ sinh vị trí, khu vực cần chống thấm.
Bước 2: Quét keo linh cốt toàn bộ bề mặt cần chống thấm và chờ khoảng 30 – 60 phút để keo khô.
Bước 3: Dùng đầu khò nung lớp màng và keo nóng trên bề mặt bám vào nhau, sau đó hàn các mối nối.
Bước 4: Cán vữa lên màng để bảo vệ, tránh tình trạng màng rách.
Sử dụng sợi thủy tinh
Sợi thủy tinh chống thấm là vật liệu khá mới, có nhiều ưu điểm như dễ thi công, giá thành hợp lý, khả năng chịu đựng cao, kết dính liên kết bảo vệ bề mặt hiệu quả…
Dùng sợi thủy tinh chống thấm khu vực nhà vệ sinh theo quy trình:
Bước 1: Cán một lớp vữa xi măng mỏng, sau đó phủ một lớp sợi thủy sinh và tiếp tục cán thêm một lớp vữa mỏng để bảo vệ bề mặt.
Bước 2: Cán hồ phủ mặt, sau đó ốp gạch hoàn thiện. Lưu ý, trong quá trình thi công chống thấm cần đeo bao tay bảo hộ, tránh kích ứng da.
Sử dụng sơn epoxy
Sơn epoxy 2 thành phần, gốc nhựa epoxy dùng để chống thấm với ưu điểm bám dính tốt, chống ăn mòn, khả năng chống thấm nước hoàn toàn…
Dùng sơn epoxy chống thấm theo quy trình:
Bước 1: Vệ sinh kỹ càng bề mặt cần thi công chống thấm
Bước 2: Tiến hành sơn 2 lớp chống thấm, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 giờ dồng hồ.
Bước 3: Sau khoảng 24 giờ đồng hồ sơn khô, bắt đầu sơn lót và chờ sơn khô là hoàn thành.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh để khách hàng tham khảo. Hiện nay, 586.vn tự hào là địa chỉ thi công chống thấm với chất lượng vượt trội, đội ngũ thi công chuyên nghiệp, giá thành phải chăng và sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để khách hàng chọn được dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích sử dụng.