
Cải tạo nhà vệ sinh là một hạng mục đáng chú ý trong quá trình thi công sửa chữa nhà ở. Đây là một vị trí khác đặc thù vì có sự liên quan đến hệ thống nước cũng như hệ thống điện tổng. Vậy phải thực hiện cải tạo và sửa chữa nhà vệ sinh như thế nào mới đúng nhất? Hãy cùng tham khảo về hạng mục thi công nhà vệ sinh sau đây của 586.vn.

Cải tạo nhà vệ sinh là một hạng mục không hề đơn giản
Tại sao cải tạo nhà vệ sinh lại khó hơn những hạng mục khác?
Trong những hạng mục cải tạo nhà, phòng vệ sinh là vị trí được đánh giá có độ khó cao nhất và thi công phức tạp nhất. Nguyên nhân đến từ một số yếu tố kỹ thuật sau đây:
- Hệ thống nước: Hệ thống nước chính là nền tảng của bất cứ nhà vệ sinh nào, và cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cải tạo và thiết kế mới nhà vệ sinh. Nếu hệ thống nước được thiết kế một cách hợp lý, phòng vệ sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn để cải tạo hơn. Ví dụ như việc mở rộng, thay đổi vị trí bồn cầu, lavabo, nhà tắm,…
- Hệ thống điện: Bên cạnh hệ thống nước, việc bố trí hệ thống điện cũng cần thực hiện cẩn thận hơn. Trong nhà vệ sinh, điện được sử dụng để vận hành máy nước nóng, máy sấy tóc, hệ thống đèn, máy bơm và một số dụng cụ nội thất khác. Việc xảy ra rò rỉ ở bất cứ vị trí nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.
- Thiết kế kỹ thuật: Bản vẽ thiết kế của nhà vệ sinh cũng phức tạp hơn vì phải dựa trên đường đi của hệ thống nước. Bao gồm những đường ống nước âm tường, dưới nền nhà hoặc trong lòng đất.
Bài viết liên quan
- Thi công cải tạo nhà hàng Nhật theo yêu cầu tại Hà Nội
- Gợi ý cải tạo phòng khách đẹp và tạo cảm giác thoải mái khi sinh sống
- Một số mẹo giúp cải tạo nhà bếp thành không gian lý tưởng và hứng thú
- Phong cách cải tạo phòng ngủ từ diện tích nhỏ cho đến diện tích lớn
- Cải tạo nhà hàng Hàn Quốc ấn tượng và thu hút tại Hà Nội
- Cải tạo nhà vệ sinh và những lưu ý đặc biệt về kỹ thuật thi công an toàn
Hai sự lựa chọn cải tạo nhà vệ sinh
Hiện nay, mọi người thường thực hiện hai cách cải tạo nhà vệ sinh phổ biến đó là cải tạo nhà vệ sinh chung và nhà vệ sinh riêng.

Hai sự lựa chọn phổ biến khi cải tạo nhà vệ sinh
Cải tạo nhà vệ sinh chung
Đối với không gian chung, nhà vệ sinh phải đáp ứng yếu tố rộng rãi, thoải mái và đầy đủ công năng. Trong đó, không gian đặt bồn cầu và không gian tắm + lắp đặt lavabo nên được tách riêng thành hai phòng khác nhau.
Vì là nơi sử dụng chung của nhiều người, phòng vệ sinh nên đảm bảo hiệu suất phục vụ trước khi tính toán đến ngoại hình bắt mắt. Bố trí vật dụng nội thất nhà vệ sinh khoa học và hợp lý, vừa đa dụng nhưng cũng đảm bảo tính riêng tư của từng thành viên trong gia đình.
Trong giai đoạn cải tạo nhà vệ sinh chung, mọi người nên lựa chọn vị trí đặt tại những góc khuất cuối hành lang hoặc cuối nhà. Phòng vệ sinh không nên tiếp giáp trực tiếp với phòng khách hoặc hướng đối diện với phòng ăn.
Cải tạo nhà vệ sinh riêng
Nhà vệ sinh riêng (nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ) là không gian riêng tư và chỉ bao gồm những thành viên trong phòng sử dụng. Về không gian, có thể nhà vệ sinh riêng sẽ không có kích thước lớn bằng nhà vệ sinh chung cũng như gian bồn cầu sẽ đặt chung gian nhà tắm.
Trong quá trình cải tạo nhà ở, mọi người hoàn toàn có thể xây thêm nhà vệ sinh trong phòng ngủ như một hạng mục công trình phụ. Tuy nhiên, căn hộ phải đáp ứng một số yếu tố về hệ thống nước, chất lượng nền và không gian nền.
Cải tạo nhà vệ sinh trong phòng ngủ nên đáp ứng yếu tố thấm nước, bắt đầu từ việc phân chia phần nền khô và phần nền ướt. Trong đó, phần nền ướt duy nhất là nơi đặt sàn tắm. Khi bước ra khỏi phần sàn này, những vị trí còn lại đều phải đáp ứng yếu tố khô ráo và sạch sẽ. Từ đó, sau khi bước ra khỏi phòng tắm và vào phòng ngủ, nước sẽ không bị vương vãi và làm ướt sàn.
Cải tạo nhà vệ sinh nhỏ và những điều cần lưu ý

Những lưu ý cần ghi nhớ khi thực hiện cải tạo nhà vệ sinh
Đối với cải tạo nhà vệ sinh nhỏ, mọi người hãy lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Quan trọng nhất vẫn là hệ thống đường nước: Chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu về hệ thống nước thì việc cải tạo diễn ra khá đơn giản.
- Bố trí nội thất: Ba vật dụng nội thất không thể thiếu đó chính là lavabo, bồn cầu và vòi nước tắm. Nếu diện tích quá nhỏ thì bạn có thể thiết kế kết hợp chung cả 3 vào một không gian. Tuy nhiên, nếu không tách sàn thì quá trình sử dụng có thể sẽ gặp phải một số rắc rối về vệ sinh.
- Cải tạo nhà vệ sinh chung cư: Đối với chung cư, bạn không thể tùy ý thực hiện cải tạo nhà vệ sinh mà không có sự cho phép của ban quản lý hay chủ đầu tư. Và trong quá trình cải tạo, bạn cũng không thể tùy ý thay đổi kết cấu, vị trí lắp đặt thi công nội thất hay thêm bớt bất cứ thứ gì. Thông thường, hạng mục duy nhất mà mọi người có thể thực hiện đó chính là cải tạo nâng cấp và trang trí.
- Thi công chống thấm: Trong quá trình cải tạo nhà vệ sinh, hạng mục thi công chống thấm cũng nên được cân nhắc hàng đầu. Đặc thù của nhà vệ sinh là lưu trữ và truyền tải nước, nếu không thực hiện chống thấm cẩn thận sẽ dễ bị rò rỉ và gây ra nhiều vấn đề.
Dự toán cải tạo nhà vệ sinh giá bao nhiêu?
Dự toán cải tạo nhà vệ sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Hạng mục thi công: Cải tạo trên nhà vệ sinh cũ hay xây mới lại từ đầu? Trong hạng mục cải tạo và thi công nhà vệ sinh có xử lý đường nước hay thực hiện trên hệ thống có sẵn?
- Diện tích sàn: Một số hạng mục được thực hiện khi cải tạo nhà vệ sinh sẽ được tính theo diện tích sàn (mét vuông). Bao gồm tiền vật tư như sơn, gạch, ống nước,… và tiền công thợ như đục tường, đục nền, sơn,…
- Độ khó khi thi công: Nhà vệ sinh được đặt ở tầng trệt sẽ có giá rẻ hơn tầng 2 trở đi. Bởi vì độ khó của hạng mục nhà vệ sinh tầng lầu sẽ cao hơn so với nhà vệ sinh liền mặt đất. Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc thù cần kỹ thuật đặt biệt cũng sẽ có giá cao hơn.
Yếu tố phong thủy trong cải tạo nhà vệ sinh
Cũng như mọi hạng mục khác, vấn đề cải tạo nhà vệ sinh cũng nên dựa trên nền tảng phong thủy. Phong thủy vững vàng sẽ mang đến đại cát đại lợi cho gia chủ và tránh được những phiền hà.

Những yếu tố phong thủy quan trọng khi cải tạo nhà vệ sinh
Vị trí phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh nên đặt ở những góc khuất và hạn chế tối đa việc đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà. Ngoài ra, phòng vệ sinh cũng không được tiếp giáp với phòng khách, phòng thờ, phòng bài vị và phòng bếp. Trong căn hộ, phòng vệ sinh dường như chỉ có thể đặt cạnh phòng ngủ hoặc đặt ở một không gian riêng biệt, không tiếp giáp bất cứ phòng nào.
Hướng phòng vệ sinh
Đầu tiên, phòng vệ sinh không nên hướng đến phòng bếp. Vì phòng vệ sinh mang thuộc tính Thủy kết hợp Kim trong ngũ hành, còn phòng bếp là Hỏa. “Thủy hỏa bất dung” nên việc đặt chúng đối diện nhau sẽ gây nên xung đột lớn.
Bên cạnh đó, phòng vệ sinh cũng không nên đặt đối diện với cầu thang, cả hướng lên và hướng xuống. Việc đặt như vậy sẽ minh họa cho hình ảnh gia chủ dù đi lên hay đi xuống cũng chỉ về một điểm duy nhất là “đi xuống dưới”. Vì thế hoàn toàn không phù hợp trong bất kỳ trường hợp nào.
Cải tạo nhà vệ sinh là một hạng mục không hề đơn giản và cần nhiều kỹ thuật khác nhau trong thi công. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể thực hiện cải tạo không gian phòng vệ sinh của mình một cách chuẩn nhất.