
Biện pháp thi công khoan cấy thép được sử dụng phổ biến trong các hạng mục di dời công trình, cải tạo công trình cũ, xây mới có liên quan đến cốt thép bê tông. Hãy cùng 586.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay dưới đây.
Giới thiệu: Biện pháp thi công khoan cấy thép là gì?
Thi công khoan cấy thép là quá trình neo thép, thêm thép vào bên trong kết cấu bê tông có sẵn bằng vật liệu chất chuyên dụng.

Thi công khoan cấy thép là biện pháp được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng
Điều kiện của khoan cấy thép là tạo ra những mối liên kết bền vững, đảm bảo sự chắc chắn nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
Việc sử dụng hóa chất trong quá trình thực hiện khoan cấy thép mang đến hiệu quả cao, thời gian thi công nhanh và áp dụng cho nhiều công trình khác nhau như xây nhà dân dụng, công trình cao tầng, nhà xưởng, khu công nghiệp, hệ thống giao thông…
Hóa chất cấy thép bao gồm rất nhiều thành phần, phản ứng hóa học khi trộn chung với nhau để tạo thành một hợp chất đồng nhất, có khả năng kết dính cốt thép với bê tông, cốt thép với đá, cốt thép với tường gạch… Hiện nay, các loại hóa chất được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến là Ramset Epcon G5, Fischer 390S, Hilti RE 500.
Ưu điểm và các trường hợp cần sử dụng biện pháp thi công khoan cấy thép
Thi công khoan cấy thép được ứng dụng trong nhiều trường hợp và sở hữu ưu điểm riêng biệt. Cụ thể:
Ưu điểm
- Đối với các công trình phức tạp, sử dụng khoan cấy thép sẽ giúp thời gian thi công diễn ra nhanh hơn.
- Tăng khả năng chống chịu và đảm bảo sự an toàn, nguyên vẹn của bê tông cốt thép.
- Hỗ trợ công tác cốp pha dễ dàng, hạn chế tình trạng lãng phí.
- Phù hợp với những kiểu thi công hiện đại như cốp pha bay, cốp pha trượt…
Trường hợp sử dụng khoan cấy thép
Biện pháp thi công khoan cấy thép được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

Khoan cấy thép ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng
- Phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa công trình cũ như thêm dầm cột, cơi nới sàn nhà, tăng cường kết cấu trong quá trình cải tạo, mở rộng cầu thang…
- Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, dầm tầng hầm nếu thép chờ trước bị sai lệch thông tin, thiếu sót.
- Liên kết cốt thép trong cấu kiện cũ với cốt thép trong cấu kiện mới trong trường hợp không thể thi công toàn khối.
- Trong quá trình thi công có thể gặp một số rủi ro như thép gãy, thép chờ không đúng vị trí thì nên sử dụng biện pháp khoan cấy thép để khắc phục.
Quy trình thực hiện khoan cấy thép chi tiết
Thi công khoan cấy thép được thực hiện bằng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy trình khoa học, rõ ràng thông qua từng bước cụ thể:
- Bước 1: Tiến hành khoan tạo lỗ đảm bảo đường kính, chiều sâu trùng khớp với thiết kế bản vẽ chi tiết.
- Bước 2: Sử dụng máy thổi để vệ sinh lỗ khoan đồng thời dùng chổi sắt mài cạnh lỗ khoan.
- Bước 3: Bơm hóa chất cấy thép vào súng chuyên dụng.
- Bước 4: Kiểm tra chất lượng phun keo của máy trước khi tiến hành tránh sai sót.
- Bước 5: Di chuyển vòi bơm đến đáy lỗ khoan và bơm keo từ đáy ra ngoài, dừng lại khi đã được khoảng 2/3 chiều sâu lỗ khoan. Điều này tránh tình trạng keo tràn ra ngoài khi cấy thép.
- Bước 6: Kết hợp xoay tròn và cho thép từ từ vào trong lỗ khoan đến khi chạm đáy và tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem keo có bị tràn ra ngoài hay không.
- Bước 7: Khi keo khô thì bê tông và thép đã dính chặt vào nhau, lúc này có thể tiếp tục thi công như bình thường.
Một số định mức hóa chất cấy thép cho từng lỗ khoan
Tùy vào từng loại hóa chất khác nhau sẽ có bảng định mức tương ứng. Dưới đây, 586.vn sẽ giới thiệu một số bảng định mức phổ biến để khách hàng tham khảo:

Định mức hóa chất cấy thép fishcher

Định mức hóa chất cấy thép hilti

Định mức hóa chất cấy thép ramset epcon G5
Tiêu chuẩn thi công khoan cấy thép
Trong quá trình thi công khoan cấy thép cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn dưới đây nhằm mang lại bộ bền, chắc chắn cho toàn bộ công trình về sau:
Ống nối có cơ – hóa – lý tính hợp lý
- Cơ tính đảm bảo giới hạn chảy, giới hạn bền, độ cứng, độ giãn dài phù hợp.
- Đảm bảo giới hạn bền cao và giới hạn kéo nén của ống nối.
Mối nối đảm bảo thông số kỹ thuật
- Xử lý bề mặt đầu ren thép cốt tạo thành ren thép khớp với ống ren, các ren có khoảng cách đều nhau, xoay cùng hướng và hạn chế tối đa tình trạng sứt mẻ.
- Mối nối đảm bảo khả năng chịu kéo, chịu biến dạng, đúng yêu cầu thiết kế.
- Tính năng biến dạng khi chịu áp lực kéo, nén, xoắn được lặp lại, không vượt quá quy định cho phép.
Lắp ghép mối nối đúng yêu cầu
- Vặn chặt mối nối, trị số momen lực vặn phải đáp ứng yêu cầu.
- Sau khi xoáy chặt, phần ren lộ ra không được vượt quá độ bài 1 bước ren.
- Riêng đối với ren mở miệng hoặc ren có mũ khóa, không hạn chế độ dài lộ ra nhưng phải kiểm tra chiều dài ren kỹ lưỡng để chắc chắn đã vặn hết.
Mối liên hệ giữa đường kính cốt thép – đường kính lỗ khoan và chiều sâu mũi khoan
3 kích thước có mối liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo thép cấy vào sâu bên trong bê tông, giúp tăng độ bền công trình sau khi hoàn thành.
Vật liệu kết nối phù hợp
Vật liệu đổ vào lỗ khoan sau khi cho thép vào phải phù hợp, có độ liên kết chuẩn nhằm tăng độ chắc chắn cho mối nối và đảm bảo kết cấu bền vững của công trình về sau.
Các vật liệu thi công khoan cấy thép phổ biến:
- Keo cấy thép: Dùng cho thép đường kính 6 – 12mm, thành phần chính là nhựa epoxy có trộn thêm phụ gia. Keo cấy thép mang đến ưu điểm cường độ cao, giãn nở tốt, giá thành phải chăng…
- Hóa chất cấy thép bao gồm Ramset, Fischer 390, Hilti): Dùng cho thép kích thước lớn, có khả năng đông cứng nhanh, phù hợp trong môi trường khắc nghiệt,…
Thể tích vật liệu kết nối tiêu chuẩn
Định mức vật liệu cấy thép = dung tích ống keo/ (thể tích lỗ khoan – thể tích thanh thép chiếm chỗ) + 10% hao hụt.
Vật liệu liên kết phải khớp với lỗ, không dôi không thiếu quá nhiều, nên dùng dụng cụ bơm keo chuyên dụng để bơm vật liệu sâu trong lỗ khoan.
Nghiệm thu sau khi hoàn thành
Nghiệm thu công trình cần được thực hiện nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định để đảm bảo chất lượng bộ phận thi công khoan cấy thép chắc chắn, an toàn.
Công đoạn này đóng vai trò quyết định công trình có tiếp tục được xây dựng hay không. Những yêu cầu về lực kéo, lực nén, độ bền, chất lượng mối nối cần thực hiện tại hiện trường giả định, đo đạc chính xác, phát hiện sai lệch nếu có và chỉnh sửa cho đến khi đạt tiêu chuẩn.
Những lưu ý khi sử dụng biện pháp khoan cấy thép
- Đối với phương án thi công khoan cấy thép ghép dầm, cột đơn vị thì nên dục nhám bề mặt bê tông trước khi đổ bê tông.
- Những góc cạnh nên đục tỉa hở thép để biết vị trí khoan chính xác.
- Lỗ khoan nên lớn hơn 3 – 5mm đường kính thép cần cấy.
- Keo kết dính có thời gian khô cứng từ 2 – 6 giờ nên cần hạn chế tác động lên cây thép đã bôi keo cắm vào lỗ.
Trên đây là những thông tin về thi công khoan cấy thép để khách hàng tham khảo. Hãy liên hệ đến 586.vn, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn biện pháp thi công phù hợp với từng hạng mục và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan 24/7.